Tìm gì
image
  • imageBảo hiểm Luật sư
  • imageChăm sóc sức khoẻ
  • imageDich vụ Du Lịch
  • imageDịch thuật
  • imageDịch vụ doanh nghiệp
  • imageDu học Định cư
  • imageGia sư, Giữ trẻ
  • imageHoạ sĩ Nhiếp ảnh
  • imageLàm đẹp
  • imageMô giới nhà đất
  • imageNhà hàng & Catering
  • imageSửa chữa nhà
  • imageTài chính Kế toán
  • imageTổ chức sự kiện
  • imageVận chuyển
  • imageÔ tô cơ khí
Ở đâu
image
image
cross-keys-media-8WVP8FHHI7w-unsplash
Picture of LouisaPh

LouisaPh

Ngày Tưởng Nhớ tại Canada – Remembrance Day

Ngày 11 tháng 11 năm 2023 vừa qua, hẳn mọi người đã nhìn thấy rất nhiều bông hoa đỏ ngay trên áo của mọi người. Có thể mọi người đã biết hoặc không, nhưng hôm đó là “Ngày Tưởng Nhớ” tại Canada. Và hoa mọi người mang trên áo là “Hoa Anh Túc”, biểu tượng của những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh từ Thế Chiến Thứ I và những cuộc chiến tranh khác. 

“Ngày Tưởng Nhớ” được tổ chức hằng năm tại nhiều quốc gia Khối Thịnh Vượng Chung (một Hiệp Hội Liên Chính phủ của 54 quốc gia có chủ quyền độc lập và bình đẳng), bao gồm Canada. Người dân chọn ngày này để tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh và phục vụ trong thời chinh chiến. Vào ngày 11 tháng 11 hằng năm, ngày tưởng nhớ được tổ chức khắp Canada để kỉ niệm “Hiệp định đình chiến năm 1989”, kết thúc Thế Chiến Thứ I. Vào ngày này, các nghi lễ được tổ chức ở nhiều thành phố và nhà thờ. Họ thường chơi bản nhạc “Last Post” (Bản báo cáo cuối cùng) và đọc khổ thơ thứ tư của bài thơ “For the Fallen”. Khi đồng hồ điểm 11:00 sáng, tất cả mọi người dành hai phút để tưởng niệm tất cả những cựu chiến binh. Hàng triệu người Canada đeo những bông hoa anh túc đỏ từ những tuần trước ngày 11 tháng 11 như một cách để tưởng nhớ. 

Tưởng Nhớ Các Anh Hùng Liệt Sĩ

Trước khi “Ngày Tưởng Nhớ” đầu tiên được tổ chức vào năm 1919, hay còn được gọi là “Ngày Đình Chiến”. Họ thường tưởng niệm các liệt sĩ vào ngày “Lễ Chiến Sĩ Trận Vong” (Decoration Day) và “Ngày Paardeberg” (Paardeberg Day). Cho đến ngày 11 tháng 11 năm 1931, họ chính thức gọi đây là “Remembrance Day” (Ngày Tưởng Nhớ).

Lễ Chiến Sĩ Trận Vong – Decoration Day

Năm 1890, các cựu chiến binh trong Trận Ridgeway (ngày 2 tháng 6 năm 1866) đã tổ chức cuộc biểu tình tại Đài Tưởng Niệm Tình Nguyện Viên, công viên Queen, ở Toronto. Họ đặt những bông hoa tại chân đài, nhằm kỷ niệm 24 năm trận chiến đã xảy ra. Tuy nhiên, lịch sử của trận Ridgeway đã không được nhắc đến trong lịch sử và di sản quân sự Canada. Cuối cùng, chính phủ Canada đã công nhận những chiến công của các cựu chiến binh trong trận chiến Ridgeway. 

Khoảng 850 binh sĩ Canada đã chiến đấu với khoảng 750 đến 800 người Mỹ Fenian gốc Ireland tại Ridgeway. 9 người Canada đã thiệt mạng và 33 người bị thương. (Xem thêm tại “Cuộc đột kích Fenian”)

Cuộc biểu tình của các anh hùng liệt sĩ đã trở thành ngày tưởng niệm hằng năm được gọi là “Lễ Chiến Sĩ Trận Vong” (Decoration Day). Các ngôi mộ và tượng đài của những người lính Canada được trang trí với rất nhiều hoa. Trong 30 năm, “Lễ Chiến Sĩ Trận Vong” đã từng là một trong những ngày tưởng niệm quân sự nổi tiếng của Canada, ngày lễ được tổ chức vào cuối tuần gần nhất với ngày 2 tháng 6. Việc tưởng nhớ những những người lính Canada đã hy sinh trong Trận Ridgeway nhanh chóng mở rộng sang Cuộc kháng chiến Tây Bắc (1885), Chiến tranh Nam Phi (1899-1902), và Thế Chiến Thứ I (1912-1918). 

Ngày Paardeberge 

Trước Thế Chiến Thứ I, người Canada vinh danh những cựu chiến binh tham chiến các cuộc chiến tranh ngoài nước vào Ngày Paardeberg – ngày 27 tháng 2 – ngày kỷ niệm hàng năm của Trận Paardeberg 1900, trong Chiến tranh Nam Phi. Trận chiến này là chiến thắng quân sự ngoài nước đầu tiên của Canada.

Từ năm 1901 cho đến Chiến Tranh Thế Giới Thứ I bùng nổ vào năm 1914. Để kỷ niệm sự hy sinh của những người lính ở Nam Phi, mọi người thường tập trung tại các quảng trường công cộng ở các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước, ngay xung quanh các đài tưởng niệm Chiến tranh Nam Phi. Tuy nhiên, Ngày Paardeberg không phải là một sự kiện tưởng nhớ u buồn. Đây được xem là một ngày lễ kỷ niệm chiến thắng và còn là sự khẳng định mối quan hệ trung thành giữa Canada thuộc Anh với Đế quốc Anh.

Chiến Tranh Thế Giới Thứ I

Sự tàn sát kinh hoàng và dã man từ Thế Chiến Thứ I (1914–1918) đã thay đổi nhận thức của người Canada về chiến tranh. Hàng triệu người đã thiệt mạng trên biển và trên chiến trường khắp châu Âu, trong đó có 61.000 người Canada. Mặc dù Canada đã chiến đấu với tư cách là bên chiến thắng, việc ăn mừng chiến thắng đã được thay thế bằng lễ tưởng niệm long trọng. Họ nhận thấy rằng đất nước đã mắc nợ tuổi thanh xuân của những người lính trẻ hy sinh trên chiến trường.

Món nợ này sẽ mãi được các thế hệ kế tiếp lưu giữ và tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của những người lính.

Ngày Đình Chiến (Armistice Day)

Vào tháng 4 năm 1919, sau khi Thế Chiến Thứ I kết thúc, Nghị sĩ Quốc Hội Isaac Pedlow đã đưa ra kiến nghị tại Hạ Viện về việc tổ chức “Ngày Đình Chiến” hàng năm – không phải vào ngày 11 tháng 11 mà sẽ được diễn ra vào ngày thứ hai của tuần thứ hai tháng 11 hàng năm.

Khi Quốc hội vẫn đang quyết định ngày diễn ra sự kiện thì Vua George V đã gửi tâm thư tới Đế quốc Anh, vào ngày 6 tháng 11 năm 1919. Ông đề nghị ngày lễ sẽ diễn ra với hai điều khoản: đình chỉ mọi hoạt động diễn ra trong ngày và dành ra hai phút mặc niệm vào đúng 11 giờ sáng ngày 11 tháng 11 – cùng với thời gian mà hiệp định đình chiến được ký kết vào năm 1918. Kể từ đó, người Canada kỷ niệm “Ngày Đình Chiến” vào ngày 11 tháng 11 năm 1919 và 1920.

Vào tháng 5 năm 1921, Đạo Luật của Quốc Hội Canada tuyên bố rằng “Ngày Đình Chiến” hàng năm sẽ được tổ chức vào thứ Hai của tuần, rơi vào ngày 11 tháng 11. Điều kỳ lạ là ngày này lại trùng với ngày I“Lễ Tạ Ơn”, thời điểm để mọi thành viên trong gia đình dành thời gian sum vầy. Sự trùng hợp này khiến công chúng hoang mang và khiến các cựu chiến binh trong Thế Chiến Thứ I tức giận. Vào ngày 18 tháng 3 năm 1931, nghị sĩ A.W. Neil đã đưa ra kiến nghị rằng “Ngày Đình Chiến” nên được tổ chức duy nhất vào ngày 11 tháng 11 và không ngày nào khác.

Sau đó, một nghị sĩ khác, C.W. Dickie, đã đề nghị đổi tên từ “Ngày Đình Chiến” thành “Ngày Tưởng Nhớ”. Việc đổi tên ngày lễ với mong muốn người dân tưởng niệm những người lính hy sinh trên chiến trường. Quốc hội đã thông qua các nghị quyết này như một bản sửa đổi cho Đạo Luật Ngày Đình Chiến. “Ngày Tưởng Nhớ” đầu tiên của Canada đã được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 năm 1931 và Đạo Luật Ngày Lễ năm 1970 và 1985 công nhận ngày này là ngày lễ quốc gia.

Ở Pháp và Bỉ, ngày 11 tháng 11 cũng được xem là “Ngày Đình Chiến”. Trong khi ở Anh, “Ngày Chủ Nhật Tưởng Niệm” được tổ chức vào Chủ nhật thứ hai trong tháng 11, hay tại Hoa Kỳ, các cựu chiến binh cũng được vinh danh vào ngày 11 tháng 11, được gọi là “Ngày Cựu Chiến Binh”.

Bạn có biết không?

Ở Newfoundland&Labrador, theo truyền thống, những người hy sinh trong Thế Chiến Thứ I được ghi nhận vào ngày 1 tháng 7. Tỉnh này đã không gia nhập Liên Minh cho đến năm 1949. Tỉnh này từng được xem là một tỉnh độc lập trong Thế chiến thứ I và Thế giới thứ II . Lễ tưởng niệm đầu tiên được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 năm 1917, nhằm vinh danh những người lính của Trung đoàn Newfoundland đã hy sinh trong Trận Beaumont-Hamel. Lễ tưởng niệm này nhanh chóng trở thành một sự kiện thường xuyên và “Ngày Kỷ Niệm” chính thức được thành lập vào năm 1920. Hai ngày lễ “Ngày Kỷ niệm” và “Ngày Tưởng Nhớ” đều được tổ chức ở Newfoundland&Labrador. 

Những Cuộc Chiến Tranh Khác

Ở Canada, “Ngày Tưởng Nhớ” còn được xem là khoảnh khắc để người dân cùng nhìn lại những cuộc chiến tranh đã xảy ra sau Thế Chiến Thứ I. Người dân tưởng nhớ đến sụ hy sinh cao cả của các cựu chiến binh trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ II, Chiến tranh Triểu Tiên và Chiến tranh ở Afghanistan, cũng như từ các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và các hoạt động quân sự quốc tế khác. Tổng cộng hơn 1,6 triệu người Canada đã phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Canada và hơn 118.000 người của đất nước này đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột ở nước ngoài.

Bạn có biết không?

Câu “Lest We Forget” (Chúng ta đừng quên) thường được dùng trong các nghi lễ tưởng nhớ để nhắc nhở người dân đừng quên đi những người đã đổ máu trong chiến tranh. Dòng này được tìm thấy trong Kinh thánh – như “Lest thou forget” (Đừng Quên) trong Phục truyền luật lệ ký 6:12 – nhưng được viết ở dạng hiện tại như một điệp khúc trong bài thơ “Recessional” (Suy thoái) của Rudyard Kipling, viết về Năm Thánh Kim Cương của Nữ hoàng Victoria vào năm 1897.

Hoa Anh Túc

Biểu tượng của “Ngày Tưởng Nhớ” là hoa anh túc đỏ. Cây hoa này mọc trên Chiến Trường Thế Chiến Thứ I ở Flanders (Bỉ) và miền Bắc nước Pháp. Vào cuối năm 1914, khi các đợt pháo kích nổ ra, các cánh đồng ở Flanders và miền bắc nước Pháp đã chứng kiến hàng ngàn cánh hoa anh túc đỏ tung bay từ trận rung chấn.

Người đầu tiên sử dụng cây anh túc làm biểu tượng tưởng nhớ là người Mỹ Moina Michael. Bà là cảm hứng từ bài thơ “In Flanders Fields” của Trung tá John McCrae. Michael đã tâm niệm vào năm 1918 rằng bà sẽ “luôn đeo một bông hoa anh túc màu đỏ của Flanders Fields như một sự tưởng nhớ, và còn là biểu tượng của niềm tin chiến thắng với tất cả những người hy sinh,” trích từ một dòng trong bài thơ.

“Ngày hoa anh túc” đầu tiên ở Canada diễn ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1921. Đến năm 1922, hoa anh túc đeo trên áo được các cựu chiến binh ở Canada sản xuất và phân phối. Quân đoàn Hoàng gia Canada, được thành lập vào năm 1925, đã thực hiện chiến dịch gây quỹ ở Canada kể từ đó.

Bạn có biết không?

Chiến dịch Hoa Anh Túc Canada được lãnh đạo bởi nhà từ thiện người Canada gốc Do Thái Lillian Freiman (nhũ danh Bilsky). Trong Thế Chiến Thứ Nhất, Freiman đã làm việc không ngừng nghỉ để hỗ trợ binh lính Canada trong và ngoài nước. Bà đã tổ chức câu lạc bộ đan len và may vá Chữ Thập Đỏ tại nhà mình và vào năm 1917. Bà đã giúp thành lập chi nhánh Ottawa của Hiệp hội Cựu Chiến Binh Đại Chiến Canada (nay là Quân Đoàn Hoàng Gia Canada). Freiman dẫn đầu Chiến dịch Hoa Anh Túc Canada vào năm 1921, tập hợp những người phụ nữ tại nhà của mình để tạo ra những hoa anh túc bằng vải. Bà chủ trì chiến dịch từ năm 1921 cho đến khi qua đời vào năm 1940. Freiman là người Canada gốc Do Thái đầu tiên nhận được Huân Chương của Đế Quốc Anh.

Ngày nay, hàng triệu người dân Canada mang biểu tượng màu đỏ tươi như một biểu tượng tưởng nhớ trước ngày 11 tháng 11. Chiến dịch Hoa Anh Túc gây quỹ để hỗ trợ các cựu chiến binh và gia đình họ. Vào năm 2021, Bưu điện Canada đã phát hành một con tem kỷ niệm 100 năm ngày cây anh túc được sử dụng làm biểu tượng tưởng nhớ quốc gia. 

Một số tổ chức ở Canada, bao gồm Tiếng nói của Phụ nữ vì Hòa bình Canada (VOW Peace) và Peace Poppies có trụ sở tại Vancouver, ủng hộ việc đeo hoa anh túc màu trắng thay vì màu đỏ truyền thống. Hoa anh túc trắng tượng trưng cho cam kết hòa bình và tưởng nhớ tất cả các nạn nhân chiến tranh, dân sự cũng như quân sự. Tuy nhiên, hoa anh túc trắng không phổ biến ở Canada vì nhiều người cho rằng chúng không tôn trọng các cựu chiến binh.

Bạn có biết không?

Bài thơ “For the Fallen” (Dành Cho Những Người Đã Khuất) được Laurence Binyon viết vào năm 1914. Sau khi được xuất bản, khổ thơ thứ tư được biết đến với cái tên “Ode of Remembrance” (Bài ca tưởng nhớ) hay “Act of Remembrance.” (Đạo luật tưởng nhớ). Những dòng thơ thường được khắc trên các đài tưởng niệm và bia mộ tại các nghĩa trang chiến tranh trên khắp thế giới nói tiếng Anh.

“They shall grow not old, as we that are left grow old:

Age shall not weary them, nor the years condemn;

At the going down of the sun, and in the morning,

We will remember them.”

Dịch: 

“Họ sẽ không già đi như những người còn ở lại 

Tuổi tác sẽ không bào mòn họ

Cũng như năm tháng sẽ không lên án ai

Khi mặt trời lặng và trời lại sáng

Chúng ta sẽ nhớ về họ.”

Các Biểu Tượng Khác

Vào “Ngày Tưởng Nhớ”, các nghi lễ được tổ chức ở nhiều thành phố và nhà thờ. Họ thường chơi bản nhạc “Last Post”, sau đó là “Reveille”, và đọc khổ thơ thứ tư của bài thơ “For the Fallen”. Khi đồng hồ điểm 11:00, tất cả mọi người dành 2 phút im lặng tưởng niệm tất cả những cựu chiến binh.

Bạn có biết không?

“Last Post” (Bản báo cáo cuối cùng) là một tiếng kèn quân sự được phát vào cuối ngày. Tiếng kèn báo hiệu rằng các trạm gác đã có lính canh và sẵn sàng cho đêm sắp tới. Trong các nghi lễ của “Ngày Tưởng Nhớ”, “Last Post” tượng trưng cho cái chết. Đánh dấu sự kết thúc của “Hai Phút Mặc Niệm”, tiếng kèn “Reveille”. “Reveille” là tiếng gọi đầu tiên vang lên vào buổi sáng và tượng trưng cho sự hồi sinh của linh hồn những người đã ngã xuống trong “Ngày Tưởng Nhớ”.

Sách Tưởng Nhớ nằm trong Phòng Tưởng niệm của Tháp Hòa Bình (Memorial Chamber) trên Đồi Quốc hội ở Ottawa là cuốn ghi chép về các cuộc chiến tranh. Tám cuốn sách chứa tên của hơn 118.000 người Canada đã hy sinh khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc trong thương thuyền. Mỗi cuốn sách khác nhau sẽ đề cập đến các cuộc chiến tranh khác nhau. Từ Chiến tranh năm 1812, Chiến tranh Nam Phi, Cuộc thám hiểm sông Nile, qua các cuộc chiến tranh thế giới và Triều Tiên, và đến các cuộc xung đột trong thế kỷ 21. Riêng cuốn sách Tưởng Nhớ Newfoundland chỉ bao gồm tên của những người Newfoundland đã chết trong Thế chiến thứ nhất và thứ hai, khi Newfoundland & Labrador chưa thuộc Canada.

Các đài tưởng niệm của những người Canada thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh ở ngoài nước chiếm một vị trí nổi bật ở các thị trấn và thành phố trên khắp Canada. Hầu hết đều được xây dựng vào những năm 1920 và 1930, sau Thế Chiến Thứ I (tên của các cuộc chiến tiếp theo sau đó đã được thêm vào nhiều đài tưởng niệm này). Chúng thể hiện sự cam kết của các cộng đồng lớn và nhỏ, không quên những hy sinh của người Canada đã thiệt mạng trong chiến tranh.

Hàng năm, Quân đoàn Hoàng gia Canada sẽ chọn một người mẹ của một thành viên Lực lượng Vũ trang đã thiệt mạng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người mẹ sẽ đại diện cho những người mẹ khác của các cựu chiến binh Canada. Bà sẽ được vinh danh là Mẹ Thánh giá Tưởng niệm Quốc gia (Bạc), và được mời tham dự lễ Ngày tưởng niệm quốc gia ở Ottawa.

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Quốc Gia

Tượng đài chiến tranh trong nước nổi bật nhất của Canada là Đài tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia ở Ottawa. Tượng đài này là tâm điểm của buổi lễ “Ngày Tưởng niệm” được truyền hình toàn quốc vào ngày 11 tháng 11. Theo truyền thống, sẽ có sự tham dự của toàn quyền, thủ tướng, các quan chức cấp cao của Quân đoàn và một cuộc diễu hành lớn của cựu chiến binh.

Mộ Chiến Sĩ Vô danh nằm dưới chân Đài tưởng niệm Chiến tranh Quốc gia. Nơi đây chứa hài cốt của một người lính Canada không xác định được danh tính, nhưng đã thiệt mạng trong Thế Chiến Thứ I. Hài cốt của ông được khai quật từ một nghĩa trang gần Vimy Ridge và hồi hương vào năm 2000. Ngôi mộ này đại diện cho tất cả những người Canada thiệt mạng ở ngoài nước.

“Ngày Tưởng Nhớ” là một ngày lễ theo luật định của liên bang (một ngày nghỉ làm được trả lương cho nhân viên liên bang). Đây cũng là ngày lễ theo luật định ở một số tỉnh và vùng lãnh thổ.

Nguồn: James H. Marsh; Ngày 7, tháng 11, năm 2011 ; Rememberance Day in Canada; The Canadian Encyclopedia. https://www.thecanadianencyclopedia.ca/en/article/remembrance-day

Share this post

Để lại bình luận

More Posts