Tìm gì
image
  • imageBảo hiểm Luật sư
  • imageChăm sóc sức khoẻ
  • imageDich vụ Du Lịch
  • imageDịch thuật
  • imageDịch vụ doanh nghiệp
  • imageDu học Định cư
  • imageGia sư, Giữ trẻ
  • imageHoạ sĩ Nhiếp ảnh
  • imageLàm đẹp
  • imageMô giới nhà đất
  • imageNhà hàng & Catering
  • imageSửa chữa nhà
  • imageTài chính Kế toán
  • imageTổ chức sự kiện
  • imageVận chuyển
  • imageÔ tô cơ khí
Ở đâu
image
image
maria-lin-kim-8RaUEd8zD-U-unsplash
Picture of LouisaPh

LouisaPh

An Toàn Trong Thực Phẩm: Mua Và Bảo Quản Thực Phẩm

Đi chợ là công việc hằng ngày không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Chúng ta luôn tìm đến thực phẩm sạch, tươi và hầu hết các siêu thị điều có chứng nhận an toàn thực phẩm. Tuy nhiên bản thân người dùng như chúng ta cũng cần biết những thông tin cần thiết để đảm bảo sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình bạn.

Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm khác nhau và cách dự trữ khác nhau nên việc kiểm tra thực phẩm có an toàn hay không là một việc rất cần thiết. Hãy lưu ý những bước sau để đảm bảo thực phẩm bạn chọn an toàn và có thể giữ được chất lượng khi bạn về đến nhà.

Tara Clark. (2021). Unsplash.

Đối với thịt

  1. Hãy mua những thực phẩm cần trữ lạnh sau cùng vì thời gian bạn dành trong siêu thị có thể lâu hơn. Việc để thịt sống hay đồ đông lạnh ở ngoài quá lâu có thể sản sinh vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể lên trước danh sách cần mua để có thể tiết kiệm được thời gian.
  2. Luôn đảm bảo thịt được bọc kín và giữ lạnh với nhiệt độ được yêu cầu.
  3. Đối với thịt gà, hãy chọn thịt màu hồng chứ không phải màu xám.
  4. Luôn tìm nhãn “Safe Food Handling” (Xử lý Thực phẩm An toàn) trên bao bì thịt xông khói và xúc xích tươi. Nhãn này có nghĩa là thịt đã trải qua quá trình chế biến an toàn, bao gồm các mẹo xử lý và nấu nướng.
  5. Khi mua những thực phẩm sống, hãy để nó cách xa các loại rau, củ. Tránh trường hợp vi khuẩn lây lan sang thực phẩm khác. Một cách khác là dùng bao nhựa (recycle green bag) để bọc chúng lại.
  6. Luôn để thịt sống ở tầng dưới. Nếu thịt sống để trên các thực phấm khác, trường hợp máu động vật chảy xuống có thể xảy ra.
  7. Sau khi về đến nhà, hãy đảm bảo bạn cất đồ sống của mình vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.
  8. Hãy sử dụng thịt nguội (giăm bông) đóng gói sẵn trong 4 ngày. Và 2-3 ngày sau khi mở cho dù có khác với hạn xử dụng đã in sẵn. Những cảnh báo bằng tiếng Anh như ‘Best before’ hoặc ‘Best by’ có nghĩa là thực phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất khi sử dụng trước hoặc muộn nhất vào ngày ghi trên bao bì. Best before day chỉ áp dụng cho các gói hàng chưa mở.

Bạn có biết: Hầu hết những người bị ngộ độc thực phẩm có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng họ vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài. Bao gồm tình trạng như: suy thận, thiếu máu và phổ biến nhất là ở những người lớn tuổi.

Đối với rau củ

Các loại rau và trái cây luôn được khuyến khích bổ sung trong thực đơn vì chúng có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tiêm. Tuy nhiên, mặc dù thực phẩm ở Canada là nơi có thực phẩm an toàn nhất thế giới, nhưng nếu không xử lí chúng một cách an toàn thì nguy cơ mắc bệnh lại rất cao. Hầu hết các loại rau củ đều được trồng dưới đất nên virus và kí sinh trùng (mầm bệnh thực phẩm) vẫn sẽ ở trong chúng. Mỗi năm, khoảng 4 triệu người ở Canada mắc bệnh do thực phẩm bị nhiễm bẩn.Vì vậy, việc xử lý rau quả tươi một cách an toàn rất quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Elaine Casap. (2016). Unsplash. 

Bản thân rau củ và trái cây không chưa vi khuẩn, virus, và kí sinh trùng nhưng chúng có thể bị nhiễm bẩn qua đất, nước bẩn, động vật hoang dã, hoặc phân chuồng không được xử lí đúng cách. Chúng cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn có hại trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch nếu không được xử lý, bảo quản, và vận chuyển đúng cách. Rau củ và trái cây cũng có thể bị nhiễm bẩn từ việc tiếp xúc với thực phẩm sống như thịt, gia cầm, hải sản và nước cốt của động vật. Việc này có thể xảy ra tại cửa hàng tạp hóa, trong xe đẩy mua hàng, trong tủ lạnh hoặc trên bàn và trên thớt của nhà bếp.

Các dịch bệnh liên quan đến thực phẩm đã xảy ra ở Canada do ăn dưa cantaloupes, cà chua, rau xanh và thảo mộc tươi. Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 60 tuổi và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Bằng cách đảm bảo rằng rau và trái cây được xử lý, chuẩn bị và bảo quản đúng cách, bạn có thể tận hưởng những lợi ích lành mạnh của những thực phẩm này và giúp ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra. Hãy làm theo những lời khuyên an toàn dưới đây để bảo vệ gia đình bạn.

  1. Mua thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh vào cuối chuyến đi mua sắm của bạn.
  2. Kiểm tra rau quả cẩn thận và tránh mua những món bị dập hoặc hư hỏng.
  3. Nếu mua rau và trái cây cắt sẵn hoặc ăn liền, hãy đảm bảo chúng đã được bảo quản lạnh đúng cách ở nhiệt độ 4°C (40°F) hoặc thấp hơn. Việc này có nghĩa là chúng phải được trưng bày trong hộp lạnh chứ không chỉ đặt trên đá lạnh.
  4. Để riêng rau và trái cây tươi khỏi thịt, gia cầm và các sản phẩm hải sản trong xe đẩy trong túi riêng.
  5. Thường xuyên làm sạch và vệ sinh túi/thùng đựng hàng tạp hóa của bạn.
  6. Và tránh xa những thực phẩm hạn chế đối với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 60 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bạn có biết: Những tem gián trên các loại trái cây nhập khẩu “biết nói”? Mã số dán trên từng loại hoa quả là một chỉ số chứa nhiều thông tin quan trọng, giúp phân biệt lượng hóa chất có trong trái cây và tình trạng xuất xứ, nguồn gốc của từng loại.

  1. Nếu 3XXX (có bốn chữ số bắt đầu bằng SỐ 3): Đây là trái cây được trồng theo phương thức canh tác truyền thống nhưng được xử lý bằng công nghệ ION hoá. Nguồn bức xạ ION sẽ hạn chế vi sinh vật giúp trái cây giữ được tươi lâu hơn. Liều lượng chiếu xạ theo cấp phép của FDA Mỹ.
  2. Nếu 4XXX (có bốn chữ số bắt đầu bằng SỐ 4): Tương tự SỐ 3, kí hiệu này cho biết trái cây có sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu trong khi trồng và có chất bảo quản khi hái xuống (vẫn là liều lượng ở ngưỡng cho phép). Phải rửa thật kĩ và phải gọt vỏ.
  3. Nếu 8XXXX (có dãy số bắt đầu bằng SỐ 8): Là loại trái cây đột biến gen. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định sản phẩm biến đổi gen ảnh hưởng đến sức khỏe. Nên bạn cần cân nhắc trước khi mua.
  4. Nếu 9XXXX (có dãy số bắt đầu bằng SỐ 9): Đây là loại trồng hữu cơ, không thuốc trừ sâu, không phân bón, không xử lý sau thu hoạch. Giá cũng đắt hơn các loại trái cây thường nhưng rất an toàn cho sức khoẻ.

Cách đọc nhãn và hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm

i. Hạn sử dụng trên thực phẩm đóng gói sẵn

Thông tin hạn sử dụng trên thực phẩm đóng gói sẵn là một nguồn thông tin có giá trị. Dưới đây là một số thuật ngữ bạn nên làm quen:

  1. Durable life (Tuổi thọ của thực phẩm) – cho biết khoảng thời gian có thể dùng của một sản phẩm thực phẩm chưa mở. Thực phẩm sẽ giữ được độ tươi, hương vị, giá trị dinh dưỡng và các chất khác khi được bảo quản trong điều kiện thích hợp. “Best before” (hạn sử dụng tốt nhất trước ngày) cho bạn biết khi nào tuổi thọ thực phẩm sẽ kết thúc.
  2. Best before date (Hạn sử dụng tốt nhất) – không đảm bảo độ an toàn sau ngày đã được in lên sản phẩm nhưng nó cung cấp thông tin về độ tươi và thời hạn có thể sử dụng được của thực phẩm chưa mở. Nhãn này phải xuất hiện trên thực phẩm đóng gói sẵn để giữ tươi trong 90 ngày hoặc ít hơn. Thực phẩm đóng gói bán lẻ có thể được dán nhãn ghi “ hạn sử dụng tốt nhất trước” và hướng dẫn bảo quản.
  3. Use by date – Hạn sử dụng – Dòng này có thể xuất hiện thay vì “hạn sử tốt nhất trước”. Sử dụng trên thực phẩm lên men tươi đóng gói sẵn.
  4. Expiration date – Ngày hết hạn/ Hạn sử dụng – Bắt buộc in trên nước uống có ga, có vị, thực phẩm thay thế bữa ăn chính, chất bổ sung dinh dưỡng và sữa cho trẻ sơ sinh. Sau ngày hết hạn, thực phẩm có thể không còn hàm lượng chất dinh dưỡng như ghi trên nhãn. Nếu đã hết hạn sử dụng, hãy vứt bỏ thực phẩm đó.

Kenny Eliason. (2017). Unsplash.

ii. Cách đọc hạn sử dụng của thực phẩm ở Canada

“Best before date” (Hạn sử dụng tốt nhất trước) phải được xác định bằng cách sử dụng từ “tốt nhất trước” cùng với ngày được in trên đó. Hạn sử dụng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên bao bì và nếu ở dưới cùng, vị trí đó phải được in ở nơi khác trên nhãn. Tháng hết hạn phải được ghi bằng cả hai ngôn ngữ chính thức hoặc được biểu thị bằng các ký hiệu tháng được chỉ định. Năm chỉ xuất hiện nếu thời hạn sử dụng kéo dài sang năm mới.

Ví dụ: Best before

11 JA 22

Meilleur avant

Kí hiệu tháng sử dụng trong nhãn:

  • January – Tháng 1: JA
  • February –  Tháng 2: FE
  • March – Tháng 3: MR
  • April – Tháng 4: AL
  • May – Tháng 5: MA
  • June – Tháng 6: JN
  • July – Tháng 7: JL
  • August – Tháng 8: AU
  • September – Tháng 9: SE
  • October – Tháng 10: OC
  • November – Tháng11: NO
  • December – Tháng 12: DE

Nếu thực phẩm để qua “Best before date” (Hạn sử dụng tốt nhất)?

Bạn vẫn có thể mua và ăn thực phẩm sau ngày ” Hạn sử dụng tốt nhất trước”. Thực phẩm có thể đã mất đi một số độ tươi, hương vị, và giá trị dinh dưỡng, đồng thời kết cấu của nó có thể thay đổi.

Nhưng, thực phẩm qua ngày này chỉ áp dụng cho thực phẩm chưa mở. Sau khi mở, hạn sử dụng của thực phẩm có thể thay đổi. Đừng sử dụng mũi, mắt, hoặc vị giác để kiểm tra độ an toàn của thực phẩm. Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm đã bị hỏng, hãy vứt nó đi.

Thực phẩm tươi và trái cây

Những thực phẩm dễ bị hư hỏng cần được bảo quản đúng cách và nên ăn càng nhanh càng tốt. Các vi sinh vật có hại gây bệnh do thực phẩm có thể phát triển trong thực phẩm này, ngay cả khi chúng trông có vẻ không bị hỏng.

Bảo quản thực phẩm an toàn

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh rất dễ gặp phải nếu bạn  không làm sạch và bảo quản thực phẩm đúng cách. Các triệu chứng có thể bắt đầu đột ngột, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau khi bạn ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Co thắt dạ day
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Táo bón
  • Sốt dai dẳng

i. Bảo quản trong tủ lạnh

Thức ăn lạnh và nóng phải luôn được bảo quản ở nhiệt độ theo yêu cầu để tránh nhiệt độ đạt đến “vùng nhiệt độ nguy hiểm”, nhiệt độ vi khuẩn có thể sinh sôi.

  • Giữ lạnh thịt sống, thịt gia cầm, cá và hải sản. Làm lạnh hoặc đông lạnh chúng ngay khi trở về từ siêu thị.
  • Làm lạnh trái cây và rau quả tươi khi bạn về nhà. Điều này bao gồm tất cả các sản phẩm cắt sẵn và ăn liền.
  • Đảm bảo tủ lạnh của bạn được đặt ở nhiệt độ 4°C (40°F) trở xuống và tủ đông ở nhiệt độ -18°C (0°F) trở xuống. Nhiệt độ này sẽ giúp thực phẩm của bạn tránh xa vùng nhiệt độ nguy hiểm từ 4 °C (40 °F) đến 60 °C (140 °F), nơi vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng.
  • Giữ thịt sống, thịt gia cầm, cá và hải sản tách biệt với các thực phẩm khác trong tủ lạnh ở nhà bằng cách lưu trữ chúng trong các thùng chứa khác nhau.
  • Đặt thịt sống, thịt gia cầm, cá và hải sản vào hộp kín hoặc túi nhựa ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh để máu không nhỏ vào thực phẩm khác.

ii. Nhiệt độ và thời gian hợp lí khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông

Nhiệt độ và thời gian làm lạnh được khuyến nghị sau đây là để đảm bảo an toàn và thời gian đông lạnh để đảm bảo chất lượng. Nếu bạn bảo quản thực phẩm được bọc đúng cách trong tủ đông thì chất lượng có thể được duy trì trong thời gian dài hơn.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh khu bếp, rau, củ, trái cây là điều cần thiết

  1. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây.
  2. Cắt bỏ những vùng bị bầm tím hoặc hư hỏng trên rau và trái cây vì vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh ở những vùng này. Sản phẩm đã cắt cần phải được bảo quản trong tủ lạnh, đông lạnh hoặc ăn ngay. Hãy nhớ làm sạch dao bằng nước nóng và xà phòng trước khi sử dụng lại.
  3. Rửa kỹ rau và trái cây dưới vòi nước sạch, mát, ngay cả khi bạn định gọt vỏ. Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của bất kỳ vi khuẩn nào có thể có. Đây là một mẹo an toàn chung có thể không phải lúc nào cũng áp dụng được. Ví dụ, bạn không cần phải rửa chuối trước khi gọt vỏ và ăn. Tuy nhiên, nếu bạn định để nguyên vỏ và cắt chuối thành từng miếng thì bạn cần phải rửa sạch chuối trước.
  4. Sử dụng bàn chải sản phẩm sạch để chà rửa các loại thực phẩm có bề mặt chắc chắn như cam, dưa, khoai tây, cà rốt, v.v. Không cần thiết phải sử dụng nước rửa nông sản để làm sạch rau và trái cây tươi.
  5. Các loại rau lá xanh đã rửa sạch, ăn sẵn đựng trong hộp kín không cần phải rửa lại trước khi ăn. Tuy nhiên, các loại rau lá xanh bán trong túi hoặc hộp không đậy kín nên được rửa sạch trước khi ăn.
  6. Sử dụng một thớt cho thực phẩm xanh và một thớt riêng cho thịt sống, thịt gia cầm, cá và hải sản.
  7. Đặt các loại rau, trái cây đã gọt vỏ hoặc cắt sẵn vào đĩa sạch riêng hoặc vào hộp sạch để tránh bị lây nhiễm chéo.
  8. Thay khăn lau nhà bếp hàng ngày hoặc dùng khăn giấy lau bề mặt bếp để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo và lây lan vi khuẩn. Tránh sử dụng bọt biển vì chúng khó giữ sạch vi khuẩn hơn.
  9. Vệ sinh mặt bàn, thớt và dụng cụ trước và sau khi chế biến thức ăn. Dùng chất khử trùng nhà bếp (theo hướng dẫn trên hộp đựng) hoặc dung dịch thuốc tẩy (5 ml/1 thìa cà phê thuốc tẩy gia dụng không mùi pha với 750 ml/3 cốc nước) và rửa sạch bằng nước.
Bài viết được tham khảo tại: 
  • Esther Ellis, MS, RDN, LDN; Ngày 01, Tháng 08, năm 2021; Food Shopping Safety Guidelines; eatright.org.
  • Government of Canada; General food safety tips. 
  • Vietnamnet; Ngày 10, Tháng 12, Năm 2021; Ý nghĩa thực sự của hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm mà hẳn nhiều người phải ngạc nhiên khi biết.

Share this post

Để lại bình luận

More Posts

Làm số SIN Online ở Canada

Số SIN là gì? SIN là viết tắt của “Social Insurance Number” (Số Bảo Hiểm Xã Hội). Việc có số SIN giúp bạn có thể

Read More »