Trang chủ › Diễn đàn › Hỏi & Đáp chung › Hãy xác định thái độ rõ ràng khi dùng mạng xã hội
- This topic is empty.
-
Người viếtBài viết
-
Tháng Một 22, 2021 vào lúc 3:28 Chiều #807Mai TâmQuản trị
Có 3,8 tỉ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới bao gồm các mạng Facebook, Twitter, Instagram, Linked, Pinttered, Youtube… nó chiếm khoảng 48% dân số. Trong đó Facebook chiếm ưu thế hơn 2,6 tỉ người dùng. (Số liệu 2020). Vậy dùng sao cho hiệu quả và an toàn?
* Facebook là trang cá nhân hay PR cá nhân?
Thời buổi mạng xã hội, hơn 60% người dùng Facebook nên chuyện mượn Facebook để làm kinh doanh hay PR bản thân là bình thường.
Mình có dùng Facebook cho business . Nhưng mình luôn cố gắng tách biệt giữa cá nhân và business, các hoạt động chủ yếu trên Fanpage và diễn đàn.
Có người dùng Facebook để PR cho việc kinh doanh của họ. Đối với những post PR nó quá rõ ràng thì mình chẳng bao giờ có bình luận xấu trừ thông tin sai lệch như có cô bạn bán Yến khen yến chữa ung thư. Trong khi ở Mỹ, Canada người bị ung thư không uống yến. Và cô bạn ấy cũng rất văn minh ghi nhận. Bạn nào quảng cáo về các sản phẩm sức khoẻ thì nên đưa nguồn thông tin nhé.
Cũng có người quá mập mờ trong việc dùng Facebook, kiểu như share một cái hình liên quan Business rồi để một cái caption rất cá nhân. Kiểu như vầy thỉnh thoảng mình cũng hay bình luận hớ. Cho nên nếu bạn đang dùng FB cá nhân cho cả mục đích cá nhân và PR kinh doanh thì cần có sự rõ ràng về nội dung tránh những tương tác sai mục đích.
* Nên tin hay nên hoài nghi các thông tin trên mạng xã hội?
Mạng Facebook nói chung và mạng xã hội nói riêng chạy theo thuật toán khi bạn xem hay tương tác với nội dung nào đó, nó sẽ hiển thị các nội dung tương tự như vậy. Ví dụ bạn thích xem tin về Trump thì nó hiện các tin về Trump, chính trị, nước Mỹ hay các bài viết của fanpage mà bạn xem nhiều. Vô hình chung nó khiến bạn chỉ tiếp nhận luồng thông tin một chiều. Và theo tâm lý học khi bạn xem lặp lại điều gì quá nhiều lần não bộ tự động ghi nhớ, nó khiến bạn dễ dàng tin vào điều ấy.
Từng có một cô bé tương tác với những nội dung tiêu cực trên Instagram như chán sống, muốn tự tử. Và các nội dung này lặp lại quá nhiều khiến cô bé tin rằng cuộc sống này chẳng có gì tốt đẹp và cô bé ấy đã tự tử.
* Cho Facebook thông tin của bạn để đổi lấy quyền sử dụng hay sử dụng Facebook một cách thông minh?
Facebook luôn thu thập dữ liệu người dùng để dùng cho việc quảng cáo. Không chỉ Facebook mà cà Google, YouTube. Thậm chí đến Google home, Alexa hay cái TV nhà bạn cũng đang nghe lén cuộc nói chuyện của bạn và phân tích nội dung bạn quan tâm gì để thực hiện quảng cáo. Nên bạn bè nào đang dùng Facebook cho mục đích cá nhân thì thận trọng với hình ảnh và nội dung chia sẻ.
* Các trường hợp hiểm nghèo có nên tin và chia sẻ?
Có lần mình và chị bạn đọc mẩu tin trường hợp hiểm nghèo cần sự giúp đỡ. Hai chị em cầm tiền đến trước bệnh viện gọi cho họ hỏi số phòng bệnh nhân để vào tặng tiền. Học mập mờ không cho số phòng. Kể từ đấy mình không bao giờ chia sẻ các thông tin hiểm nghèo.
Gần đây nhất mình tham gia vào nhóm trên mạng Facebook, chị admin cũng kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt. Mình cũng quyên góp vào chia sẻ thông tin. Đến khi chị công bố cách chỉ tiền thì mới nhận ra rằng thông tin chị tiêu không rõ ràng. Mình add friend chị thì thấy các bài post khá chợ búa. Thế là mình xóa ngay bài chia sẻ và unfriend chị.
* Làm mồi cho các tin tặc hacker hay học cách bảo vệ bản thân?
Thỉnh thoảng mình lại đọc được vài thông báo Facebook của ai đó bị hack rồi nhắn tin lung tung nạp card điện thoại và mượn tiền.
Ở nước ngoài chuyện hacker trên mạng là quá phổ biến. Mình cũng từng bị hack website lấy hết nội dung và yêu cầu trả tiền mới mở lại trang Web. Cứ thử nghĩ neesy bạn là Admin một group hơn 10k member, khi nick của bạn bị hack thì họ có thể mượn danh bạn làm chuyện xấu.
Vậy nên nếu bạn đang dùng Facebook để kinh doanh hay PR cá nhân hãy lo rào chuồng trước khi trộm vào.
– Cái đặt thông tin nhận diện ít nhất hai kênh Email và số điện thoại để có thể xử lý khi mất hay bị hack tài khoản. Đối với Facebook có thêm chức năng cung cấp mã code để lấy lại tài khoản, chọn 5 tài khoản bạn bè tin cậy và bạn chọn thêm Authentication App (một dạng token key app) để tăng thêm độ an toàn. Bạn có thể vào Security and Login ( Bảo mật và đăng nhập) và tiến hành cài đặt.
– Không nên chia sẻ số điện thoại hay thông tin cá nhận dạng public như số điện thoại, ngày tháng năm sinh, họ tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng. Nếu bạn chia sẻ số tài khoản thì bạn nên để tài khoản không đồng.
– Ẩn danh sách bạn bè.
– Luôn kiểm tra profile trước khi kết bạn với người lạ.
– Thận trọng khi chat với người quen về các nội dung chuyển tiền.
– Đừng vội chuyển tiền ngay mà nên gọi hỏi thăm xác nhận lại.
– Xóa các nội dung chat quan trọng
– Sao lưu dữ liệu, danh sách khách hàng. Biến khách hàng Facebook thành khách hàng thực sự của bạn.
KẾT LUẬN: Mạng xã hội nói ảo thì không ảo đâu cho nên hãy xác định một thái độ rõ ràng khi dùng nó để từ đó bạn có thể dùng nó một cách hiệu quả. -
Người viếtBài viết
- Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.