Tìm gì
image
  • imageBảo hiểm Luật sư
  • imageChăm sóc sức khoẻ
  • imageDich vụ Du Lịch
  • imageDịch thuật
  • imageDịch vụ doanh nghiệp
  • imageDu học Định cư
  • imageGia sư, Giữ trẻ
  • imageHoạ sĩ Nhiếp ảnh
  • imageLàm đẹp
  • imageMô giới nhà đất
  • imageNhà hàng & Catering
  • imageSửa chữa nhà
  • imageTài chính Kế toán
  • imageTổ chức sự kiện
  • imageVận chuyển
  • imageÔ tô cơ khí
Ở đâu
image
image
grocery store
Picture of Mai Tâm

Mai Tâm

Cách siêu thị kiếm tiền và bạn bị khai thác thông tin ra sao

Ngành bán lẻ luôn kiếm lợi nhuận từ việc mua đi bán lại ăn phần chênh lệch giá. Đối với các siêu thị lớn họ luôn tận dụng hết các cách để kiếm tiền do đó đa số các siêu thị ở Canada đều khuyến khích bạn mở thẻ credit của siêu thị hay đăng ký thẻ tích điểm để khai thác thông tin khách hàng.

Nhắc đến siêu thị thì phải kể đến 2 ông trùm lớn của Mỹ đó là Costco và Walmart. Walmart từng là siêu thị bán lẻ số một thế giới nhưng đến 2016 thì Costco soán ngôi vị này. Ở Canada, 2 ông trùm ngành siêu thị bán lẻ đó là Loblaw và Sobeys. Loblaw có các chuỗi siêu thị với các brand như No name and No Frills, President’s Choice, Real Canadian Superstore, Shoppers Drug Mart. Loblaw cũng thu mua T&T đưa vào bộ sưu tập hệ thống bán lẻ của mình. Sobey là công ty food retail lớn thứ hai Canada có các hệ thống siêu thị như Thifty Foods, IGA , FreshCo, Price Chopper and Foodland. Safeway trước đây là công ty của Mỹ sau được Sobey mua lại vào năm 2013. Trong ngành food retail nói riêng và ngành bán lẻ nói chung, có thể thấy các công ty luôn muốn có nhiều chi nhánh phân phối để dễ thu lợi nhuận.

Siêu thị Canada kiếm tiền bằng cách nào?

Lợi nhuận thấp, bán nhờ số nhiều

Thông thường lợi nhuận của ngành bán lẻ rất thấp chỉ khoảng 1 – 3% nhưng một ngày họ có thể bán hơn 100 sản phẩm. Những siêu thị ở vị trí tốt doanh thu có thể lên đến một triệu đô một tuần. Trong ngành bán lẻ khi càng có nhiều chi nhánh thì càng dễ thu lợi nhuận. Vì hàng trăm cửa hàng cùng chia sẻ chi phí quản lý vận hành của hệ thống và sản phẩm công ty.

Các ông trùm bán lẻ luôn tạo các thương hiệu cho mình và đưa vào phân phối. Costco có các sản phẩm của Kirkland; Sobey có Compliments Value; Loblaw có thương hiệu President’s Choice; Walmart có sữa Parent’s choice, mỹ phẩm Equate, vật dụng gia đình Mainstay, quần áo Geogre… Họ mua sản phẩm từ nhà cung cấp rồi đưa vào hệ thống bán hàng dưới tên thương hiệu mình. Họ thường chọn các đối tác nhỏ, chất lượng tầm trung, mua với giá rẻ để bán với giá rất cạnh tranh. Một số sản phẩm khi bán với số lượng lớn đủ để họ mở cả dây chuyền sản xuất. Đó là cách các siêu thị có thể có được các sản phẩm đa dạng dưới cùng một thương hiệu.

Cho thuê quầy

Bạn có biết những thanh kẹo gum hay những chai nước suối được đặt gần quầy thu ngân chính là vị trí đắt giá ở siêu thị? Các công ty lớn rất khôn ngoan trong việc cho thuê quầy trong siêu thị của mình. Lấy ví dụ như siêu thị Safeway có đặt máy bán kẹo gần lối Exit, hay máy đổi tiền xu thành tiền giấy . Walmart có đặt máy đánh chìa khoá. Londondrug có đặt máy ATM trước siêu thị. Một số siêu thị sẽ cho thuê quầy food court, quầy thịt, cá. Đối với chuỗi siêu thị lớn họ sẽ không tách dịch vụ cho thuê ra khỏi dịch vụ siêu thị. Nếu bạn lỡ bỏ xu 5 cent vào máy bán kẹo nhưng bị kẹt xu thì dịch vụ khách hàng vẫn trả cho bạn tiền xu ấy. Còn đối với các siêu thị nhỏ họ tách biệt hoàn toàn như siêu thị Henlong mỗi lần mua thịt, cá, đồ ăn phải trả bằng tiền mặt. Điều này cho thấy sự yếu kém ở khâu  quản lý quy trình hoạt động.

Ký gửi hàng hoá

Các siêu thị lớn ở Canada thường làm việc với nhà cung cấp theo kiểu ký gửi hàng. Siêu thị càng tiềm năng thì sẽ được nhiều nhãn hàng hợp tác. Họ ký gửi hàng cho siêu thị bán trong 30 ngày, đôi khi dài hơn. Siêu thị sẽ không phải bỏ tiền vốn lấy số lượng hàng đấy. Nếu họ bán đủ hoặc vượt chỉ tiêu sẽ có những chiết khấu khá tốt. Ví dụ: công ty nước suối ký gửi 1000 chai nước suối tặng thêm 10 chai nước cho siêu thị bán, với mức chiết khấu 8%. Nếu siêu thị bán được đủ chỉ tiêu 1000 chai thì mức chiết khấu là 10%. Đó là lý do cứ gần gết 30 ngày Costco hay vài siêu thị lại sale để đẩy mạnh tiêu thụ bên cạnh các mặt hàng gần hết hạn sử dụng hay bị lỗi.

Xoay vòng tiêu thụ nội bộ

Trong khi các cửa hàng nhỏ phân chia khu vực cho thuê như foodcourt, quầy thị cá thì siêu thị lớn lại tận dụng nó để xoay vòng tiêu thụ nội bộ. Ví dụ như trước đây Foodcourt Costco phải nhập bánh pizza từ bên ngoài thì họ chuyển sang mua pizza dough từ bộ phận Bakery. Hoặc mặt hàng trứng trong khi vận chuyển có một số khay trứng bị bể họ không thể bán cho khách hàng sẽ chuyển qua Bakery làm bánh. Điều này làm giảm giá thành đồ ăn cho Foodcourt, Bakery; giúp tăng doanh thu nội bộ, hạn chế tổn thất.

Từ khai thác thông tin khách hàng

Nếu bạn để ý, các siêu thị Canada luôn mời gọi bạn mở thẻ tích điểm, thẻ credit của họ. Họ sẽ dùng những thông tin bạn đăng ký để tạo hồ sơ cá nhân. Cứ tưởng tượng bạn đang xem tivi và nó xuất hiện mẫu quảng cáo là một trong những sản phẩm bạn vừa mua sắm cách đó không lâu. Nhân tiện tivi nhà bạn cũng có chế độ data mining về các kênh và thời gian bạn xem. Ngoài việc họ muốn biết bạn mua gì trong siêu thị, họ còn muốn biết bạn làm gì ngoài siêu thị và mua ở đâu. Cửa hàng chia sẻ thông tin đó với các bên thứ ba và kiếm tiền từ đó.

Siêu thị muốn khai thác dữ liệu gì từ khách hàng?

Cửa hàng tạp hóa muốn người mua sắm tham gia các chương trình khách hàng thân thiết để họ có thể bắt đầu theo dõi các thông tin sau:

Bạn mua sắm những gì

Bạn ngừng mua các sản phẩm cá nhân nào

Thời gian mua sắm.

Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu cho thực phẩm mỗi tuần

Bạn sẵn sàng chi bao nhiêu cho các sản phẩm cụ thể, như sữa, trứng, sản phẩm cá nhân, thức ăn cho vật nuôi, v.v.

Bạn đã đặt hàng một chiếc bánh nhân dịp gì

Bạn thích thích loại đồ uống có cồn nào và mua bao nhiêu mỗi tuần.

Bạn sống trong một ngôi nhà hoặc một căn hộ? Bạn thuê hay bạn là chủ sở hữu

Thu nhập trung bình

Bạn có con không?

Bạn sử dụng các dịch vụ tại siêu thị như rút tiền hoặc nhà thuốc….

Ngay cả khi bạn không có thẻ tích điểm mà dùng debit và credit của mình thì bạn vẫn bị khai thác thông tin tại cửa hàng qua shopping list. Kiểu nào bạn cũng không thoát được.

Họ làm gì với những thông tin thu thập được?

Từ những thói quen mua sắm của bạn sẽ được sử dụng làm chiến lược marketing. Họ có thể sử dụng nó để tặng voucher, gửi tờ rơi, quảng cáo. Nếu bạn shopping online họ sẽ sử dụng dữ liệu đó để hiện sản phẩm giúp việc lựa chọn của bạn dễ dàng hơn. Ở cửa hàng, data của bạn giúp họ quyết định nhập mặt hàng nào, tăng giảm giá sản phẩm sao cho phù hợp.

Việc thu thập bạn mua sắm gì ngoài cửa hàng còn giúp họ đánh giá được đối thủ cạnh tranh, chiến lược giá cả hay liên kết với đối tác cùng nhau chia sẻ thông tin. Các nhãn hàng nhờ vào thông tin khách hàng và đưa ra chiến lược marketing trực tiếp đến bạn. Ví dụ bạn dùng thẻ tích điểm Airmiles , bạn mua sữa tươi và cà phê ở siêu thị. Công ty cà phê và sữa tươi sẽ lấy thông tin đó giảm giá mặt hàng này và bạn nhận được trên Airmiles app tuần này mua sữa tươi và cà phê được công điểm hay giảm giá.

Bạn nên làm gì?

Việc khai thác thông tin này diễn ra phổ biến ở Canada cũng như các nước phát triển. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, hai ông lớn trong ngành dịch vụ credit là Visa và Martercard đều khẳng định họ không khai thác tên và địa chỉ từ thẻ của bạn. Mỗi người đều có thể lựa chọn giữa quyền riêng tư hay những lợi ích đi kèm bên cạnh việc bị khai thác thông tin.

Từ chối đăng ký : Bạn luôn có thể từ chối đăng ký thẻ thành viên hoặc các dịch vụ gửi thư trực tiếp. Nếu đăng ký bạn có thể bỏ chọn “partnership services” hay “special offers.”

Mua sắm những nơi khác nhau: Cách tốt nhất để đảm các doanh nghiệp không lạm dụng các chương trình khách hàng thân thiết từ thông tin của bạn, đó là hãy ủng hộ các cửa hàng không sử dụng thẻ khách hàng thân thiết hoặc yêu cầu thông tin cá nhân rộng rãi. Biết đâu nhờ vậy bạn lại nhận được nhiều offer sale hơn

 

Thanh NT

Share this post

Để lại bình luận

More Posts