SCAM (lừa đảo) có hai loại là offline và online. Ở Việt Nam việc lừa đảo offline khá phổ biến và lừa đảo online rất ít khi gặp còn ở Canada ngược lại. Các bạn ở Việt Nam mới qua đây còn chưa hiểu về scam và cách hạn chế nó nên hy vọng qua topic này giúp các bạn mới qua tránh được những sự cố đáng tiếc.
Các loại scam thường gặp
1. Qua điện thoại: thỉnh thoảng có số lạ gọi điện đến yêu cầu bạn bấm vào phím số 1, hãy cẩn thận bạn có thể sẽ bị hack điện thoại. Hoặc có những tin nhắn giả nhà mạng điện thoại, ngân hàng tặng thưởng hay giao dịch lỗi yêu cầu bạn bấm vào link. Cách tốt nhất là không bắt máy số điện thoại lạ, cài hộp thư thoại để ai cần có thể để lại lời nhắn. Search Google số điện thoại lạ xem có phải bị report scam hay spam không.
2. Scam qua email: Xin ủng hộ giúp đỡ cứu trợ, thắng giải thưởng…. yêu cầu cung cấp số tài khoản ngân hàng. Giả danh là công ty tuyển dụng để yêu cầu bạn cung cấp số SIN, số tài khoản ngân hàng. Ở Canada không có công ty nào được phép yêu cầu bạn đưa cho họ thông tin cá nhân cho đến khi bạn thực sự trúng tuyển, ngày đầu tiên đi làm họ sẽ lấy thông tin từ giấy tờ của bạn và sao lưu.
3. Scam giả dạng chính phủ, ngân hàng: sau mùa khai thuế một số bạn sẽ nhận tin nhắn hay cuộc gọi thông báo việc khai thuế của bạn có trục trặc và yêu cầu bạn làm theo hướng dẫn. Hoặc bạn được thông báo ai đó đã trộm thông tin của bạn để làm chuyện phi pháp. Bạn cần lưu ý bất kỳ cơ quan nhà nước nào ở Canada khi họ muốn liên hệ với bạn thì trước tiên họ sẽ gửi thư notice ít nhất hai đến ba lần. Có lần nhà mình vì trục trặc trong việc thanh toán tiền điện qua online bên công ty điện gửi thư về tổng cộng 3 lần chứ không hề có cuộc gọi nào. Một số bạn nhận được tin nhắn ngân hàng báo tài khoản bị lỗi bạn cần bấm vào link để kiểm tra. Đối với ngân hàng họ sẽ gửi email hoặc gửi tin yêu cầu bạn vào website để thực hiện thay đổi chứ không bao giờ yêu cầu click vào link.
4. Giả danh qua các giao dịch: Gần đây nhất mình gặp một bạn tìm nhà mà chủ nhà share cho bạn 1 link shortcut của google rồi yêu cầu phải nhập thông tin email mới vào trang web được. Nếu bạn nào tinh ý sẽ biết link short của google chỉ là rút ngắn lại tên đường link không yêu cầu nhập địa chỉ email. Bạn nên tìm nhà trên các website uy tín, thông tin cho thuê nhà được rõ ràng. Craiglist là trang web khá uy tín nhưng cũng từng có người bán xe ô tô cũ trên Craiglist bị kẻ xấu giả danh là người mua yêu cầu anh ta gửi email về địa chỉ email của họ và bị hack. Bạn nên cẩn trọng hỏi kỹ các câu hỏi cần thiết trước khi bạn thực hiện giao dịch.
5. Giả danh website: một số trang web thiết kế gần giống với website chính phủ. Một số bạn cứ nghĩ đó là website chính thức vào đấy gia hạn Visa, thẻ PR. Bạn lưu ý các website chính phủ Canada, website của mỗi tỉnh ở Canada luôn có logo chính thức nằm ở góc trái. Các website không chính thức không đặt logo ở góc trái mà lồng vào những vị trí khác.
Website của Canada: https://www.canada.ca/en.html
Website của BC: https://www2.gov.bc.ca/
6. Các link giả
Có những trường hợp giả danh các công ty lớn như Amazon, Facebook… chúc mừng bạn đoạt giải, hay kỷ niệm năm thành lập bấm vào để nhận gift card. Điều đáng nói là một số người lại chia sẻ foward vì họ tin đó là thật, vô tình làm cho người nhận được dễ bị lừa hơn vì nghĩ những thông tin bạn bè gửi là đáng tin.
Đầu tiên bạn cần kiểm tra thông tin đó có chính xác không. Bạn Google gõ tìm xem có sự kiện nào như thế không, hay trên website chính thức của họ có thông báo không và nhìn sơ link đường dẫn có phải tên trang web của họ không hay. Nếu nhìn thấy tên link không giống với trang web chính thống thì 100% là giả mạo. Scam dạng này cũng giống như đi câu cá, họ thả mồi bằng những giải thưởng hấp dẫn chỉ càn bạn bấm vào link là họ có thể hack máy tính hoặc lấy cắp thông tin.
7. Hack thẻ debit từ các trạm giao dịch: Một số kẻ xấu có thể cài thiết bị ở các máy giao dịch tại cây xăng hay siêu thị…. trường hợp này ít gặp nhưng không phải không có. Ở Mỹ từng có vụ hack thẻ từ các máy trả tiền ở siêu thị rất nổi tiếng. Vì vậy nên cẩn trọng khi dùng thẻ debit, tốt nhất nên dùng thẻ credit cho an toàn. Bạn cũng không nên thực hiện các giao dịch ngân hàng internet banking khi đang sử dụng wifi ở nơi công cộng.
Hãy học cách bảo vệ mình khỏi SCAM
- Tránh thực hiện các giao dịch internet banking ở nơi công cộng
- Hạn chế sử dụng thẻ debit đến mức tối đa nên sử dụng chủ yếu bằng thẻ credit
- Tránh bấm vào các link lạ và bạn thấy nghi ngờ . Đừng chia sẻ nhưng thông tin ấy nếu bạn không chắc nó là thật
- Các tin nhắn qua mạng xã hội có gửi thông tin thẻ ngân hàng sau khi trao đổi xong nên xoá ngay để tranh nick mạng xã hội bị hack thì họ có thông tin cá nhân của bạn.
- Tuyệt đối không cung cấp thông tin thẻ debit cho những trang web lạ hoặc business nhỏ. Đối với những business nhỏ hệ thống bảo mật thông tin kém khả năng bị hack cao. Lấy ví dụ đơn giản là khi bạn gửi con nhà trẻ thì hầu hết nhà trẻ lấy thông tin debit nếu họ bị hack thì bạn bị đánh cắp thông tin. Cho nên cách tốt nhất là bạn viết cheque cho họ rồi chụp mã số cheque để tiện cancel nếu cần.
- Nếu bạn làm mất thẻ ID thì hãy cẩn trọng và theo dõi xem mình có bị mạo danh cho các hoạt động tin dụng xấu hay không. Thay thẻ ID nếu cần thiết.
Trong tiếng Anh có câu “If it sounds too good to be true, then usually it is”. Hãy đề cao cảnh giác và chia sẻ bài viết cho những người mới đến nhé!
Nếu bạn thấy có trang web nào lừa tiền đánh cắp thông tin hay bạn là nạn nhân của scam bị đánh cắp thông tin cá nhân thì hãy vào trang Canadian Anti-Fraud Centre báo cáo ngay nhé.